Sập, đổ là điều tất nhiên nếu khả năng chịu lực của cây chống tăng không đáp ứng được trọng lượng mà nó phải gánh chịu, để quá nặng, quá nhiều vật dụng hay máy móc trên nó là điều cấm kỹ dẫu biết sức chịu tải của cây chống tăng là rất lớn.
Khả Năng Chịu Lực Của Cây Chống Tăng
Cây chống tăng có khá nhiều kích thước khác nhau như:
Cây chống tăng 3.5m: độ cao sử dụng tối thiểu là 2 m, chiều cao sử dụng tối đa 3,4m.
Cây chống tăng 4.0 m: độ cao sử dụng tối thiểu là 2,5 m, chiều cao sử dụng tối đa 3,9m.
Cây chống tăng 4.2m: độ cao sử dụng tối thiểut là 2,7 m, chiều cao sử dụng tối đa 4,1m.
Cây chống tăng 4.5m: độ cao sử dụng tối thiểu là 3,0 m, chiều cao sử dụng tối đa 4,4m.
Cây chống tăng 5.0m: độ cao sử dụng tối thiểu là 3,0 m, chiều cao sử dụng tối đa 4,9m.
>> Hầu hết các loại cây chống tăng có khả năng chịu lực, sức chịu tải lên đến 1,7 tấn/cây (1700 kg/cây) cho mỗi cây chống đơn, mức chịu lực của cây chống tăng còn tăng lên nhiều cây chống được lắp đặt với nhau hoàn chỉnh thành hệ chống sàn vững chắc.
Cây chống tăng giàn giáo thường được sản xuất rất chắc chắn với vật liệu chủ yếu là thép vỏ sử dụng ống thép Ø60, ruột làm bằng thép Ø49, độ dày 2ly.
Phần vỏ bên ngoài được làm bằng ống thép Ø60 và hàn nối vào đó bộ điều chỉnh độ cao.
Phần ruột bên trong được làm bằng ống thép Ø49 và khoan lỗ để điều chỉnh vô cấp trong giới hạn chiều cao cho phép.
Khả Năng Chịu Lực Cây Chống Phụ Thuộc Yếu Tào Nào
Vị trí giao nhau của phần vỏ bên ngoài và phần ruột bên trong chính là phần dùng để điều chỉnh độ cao cây chống tăng là vị trí phải chịu lực nặng lớn nhất > chính vì thế nên để ý kiểm tra vị trí này nếu hai phần này ghép lại mà tạo thành đường cong (có điểm gãy) thì trong quá trình làm việc tải trọng thực tế của cột chống giảm đáng kể so với tải trọng thực sự của cột chống.
Vậy khi chọn mua sản phẩm cột chống bạn cần kiểm tra ký chất lượng của bộ điều chỉnh độ cao này.
Vì là điểm tập trung ứng suất cao khi cây chống ở trạng thái làm việc nên bạn cần phải kiểm tra độ đồng tâm của phần vỏ bên ngoài và phần ruột bên trong của cột chống . Nếu hai phần này ghép lại mà tạo thành đường cong (có điểm gãy) thì trong quá trình làm việc thì khả năng chịu lực thực tế của cây chống giảm đáng kể so với khả năng chịu lực, tải trọng thực sự của cột chống.
Ở các công trình thực tế thì điểm gãy này có thể cho phép là 3mm, điểm gãy càng lớn tải trọng cây chống càng giảm, thậm chí có thể nguy hiểm cho công trình.
Làm sao để kiểm tra điểm gãy cây chống
Để kiểm tra kỹ bạn nên xem độ đồng tâm của bộ điều chỉnh chiều cao khi hàn vào vỏ cây chống và “độ thẳng” của phần vỏ bên ngoài của cột chống > Kiểm tra điểm gãy cây chống khá quan trọng bởi đây là điều ảnh hưởng lớn tới công trình.
Độ dày của vỏ cây chống tăng và độ dày ruột cũng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng chịu lực, khi mua cây chống tăng hay đặt sản xuất cây chống tăng ở bất cứ đâu bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng.